vien

Biến đổi khí hậu chắc chắn là nguyên nhân, nhưng cách nó biến Bắc Cực thành màu xanh thì thực sự khiến người ta phải bất ngờ.

 

Bắc Cực đang bị "phủ xanh" với tốc độ khủng khiếp và đến giờ con người mới hiểu tại sao

 

Trong vòng 20, vùng biển Bắc Cực đã xảy ra một hiện tượng kỳ lạ: lớp băng vốn có màu trắng đục đang dần chuyển thành màu xanh lục, với tốc độ thực sự đáng lo ngại.

 

Khu vực phía Bắc địa cầu đang "phủ xanh", nhưng theo chiều hướng tồi tệ

Màu xanh này đến từ sự phát triển bùng nổ của các sinh vật phù du siêu nhỏ, mang tên phytoplankton. Tuy nhiên, lý do khiến phytoplankton phát triển với tốc độ chóng mặt như vậy quả thực khiến các nhà khoa học phải đau đầu.

Tại sao? Vì phytoplankton cần ánh sáng để quang hợp và phát triển. Trong khi môi trường dưới lớp băng của Bắc Cực được đánh giá là quá tối để chúng tồn tại, chứ chưa nói đến bùng nổ như bây giờ.

Nhưng cuối cùng, một nghiên cứu mới đây từ các chuyên gia từ ĐH Harvard đã giải đáp được câu hỏi này. Theo Chris Horvat - thành viên nhóm nghiên cứu, thì nguyên nhân là do lớp băng tại đây đã bị bào mòn quá mức nên thay vì phản chiếu ánh sáng, lớp băng lại hấp thụ nguồn sáng này. Rốt cục, phytoplankton đã nhanh chóng tận dụng cơ hội, chiếm đóng toàn bộ vùng nước bên dưới.

 

Sinh vật phù du đang biến Bắc cực thành màu xanh. Nguyên do là vì lớp băng tại đây đã bị bào mỏng quá mức

Và lý do lớp băng này bị mỏng đi thì không ngoài dự đoán - chính là biến đổi khí hậu.

Để thực hiện nghiên cứu, các chuyên gia không thể dựa vào vệ tinh, vì như vậy là không đủ để xác định điều gì xảy ra bên dưới lớp băng. Thay vào đó, họ đã xây dựng một hệ thống giả lập về quá trình băng tan, kéo dài từ năm 1986 đến 2015.

Mô hình cho thấy lớp băng ở đây không chỉ mỏng đi, mà khu vực băng tan cũng dần lan rộng. Hơn nữa, không hề có dấu hiệu cho thấy quá trình này sẽ dừng lại.

Theo nhóm chuyên gia thì 20 năm trước, chỉ có khoảng 3% - 4% lớp băng tại đây có độ mỏng đủ để cho các sinh vật phù du phát triển. Nhưng đến năm 2015 thì đã lên tới 30%, và con số không hề ngừng lại.

 

Nhưng sự phát triển của các phytoplankton có ý nghĩa gì? Về chuyện băng tan, các sinh vật này không gây ảnh hưởng. Nhưng chúng lại kéo theo một số hệ lụy nghiêm trọng hơn, vì đây là loài khá quan trọng đối với hệ sinh thái.

Nếu như vùng biển bên dưới lớp băng tại Bắc Cực trở thành nơi cư ngụ lý tưởng cho các sinh vật phù du, sẽ có nguy cơ là chúng chỉ phát triển tại đó mà bỏ qua các vùng biển rộng lớn. Đây có thể nói là đại họa cho các sinh vật biển vốn dựa vào phytoplankton làm nguồn thức ăn.

"Chuỗi thức ăn tại Bắc Cực sẽ thay đổi về thời gian và địa điểm, trở nên khó khăn hơn cho các loài vật có thể tiếp cận," - Horvat cho biết.

Những gì sẽ xảy ra tiếp theo đang nằm ngoài dự đoán của các nhà khoa học. Tuy nhiên, nếu như quá trình "phủ xanh" này vẫn tiếp diễn, có vẻ như con người sẽ mất toàn bộ lớp băng vùng biển Bắc Cực mãi mãi.

Và nếu điều đó xảy ra, Bắc Cực sẽ không phải là nơi duy nhất bị ảnh hưởng. Nạn nhân là toàn bộ tinh cầu xanh này cơ.

Nghiên cứu được công bố trên trang Science Advances.


Đăng ký Email

Đăng ký để nhận được những ưu đãi khuyến mãi của chúng tôi

Tìm kiếm

Tin tức