vien

Như nhà triết học Hi Lạp Dê-nông (346-264 trước Công nguyên) từng nói với một người bẻm mép: "Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn".

Nếu là một người hướng nội, bạn sẽ luôn tâm niệm: Làm sao để tránh mọi công việc liên quan đến bán hàng, không dính dáng tới đối mặt với khách hàng, hạn chế mọi giao dịch, hay những lần phải... tiếp khách.

 

Trên thực tế, điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi hầu hết người hướng nội đều cảm thấy kiệt sức sau nhiều giờ liên tục tương tác với người khác. Mong muốn tìm một việc mà bạn cảm thấy thoải mái là một nhu cầu hết sức tự nhiên.

Do đó, với một số người, môi trường lý tưởng là một công sở yên tĩnh với thời gian mặt đối mặt với người khác ít nhất có thể (lập trình, kế toán, kĩ sư hay viết lách là một số ví dụ).

Tuy nhiên, nếu tò mò về một số lĩnh vực khác - những lĩnh vực được cho là thuộc về những người hướng ngoại - nhưng lại không dám tiến tới nắm bắt cơ hội, bạn phải dũng cảm lên.

Bởi bạn nên biết rằng những người hướng nội cực kì thành công ở những công việc dường như không dành cho họ. Bạn thắc mắc lý do? Dưới đây là một số câu trả lời đã được khoa học chứng minh.

Người hướng nội biết lắng nghe

Không nói nhiều nhưng những người hướng nội lại biết cách lắng nghe.

Một trong những tính cách hàng đầu giúp người hướng nội thành công là việc họ biết lắng nghe. Cây viết Elizabeth Bernstein đã từng đăng trên The Wall Street Journal một bài viết có tựa: "Vì sao người hướng nội trở thành những doanh nhân tuyệt vời", "Người hướng ngoại nói rất nhiều. Và trong lúc này, họ đôi khi quên mất việc lắng nghe người khác, đây là một tính cách có tính chất hủy hoại mối quan hệ với khách hàng".

Khi được hỏi đức tính gì đã giúp anh làm việc hiệu quả, Jeffry Harrison, một nhân viên bán hàng cao cấp chia sẻ: "Việc giỏi lắng nghe và biết phân tích giúp tôi hiểu vấn đề của khách hàng sâu sắc hơn. Sau cùng thì việc này mang lại nhiều hiệu quả hơn việc tôi cởi mở hay ăn nói trơn tru đến mức nào".

Paula Tulis, người từng làm việc trong ngành quan hệ công chúng, một ngành nghề luôn được hiểu là dành cho những người cởi mở, hướng ngoại, cũng nhớ lại trải nghiệm của mình khi làm việc giữa những đồng nghiệp hướng ngoại của mình: "Trong nhóm, tôi luôn thấy mình là người biết lắng nghe hơn những người hướng ngoại. Là một người hướng nội, tôi cảm thấy thoải mái hơn khi quan sát người khác thay vì nói ra. Vì thế tôi có thể nhớ được những chi tiết có thể làm đồng nghiệp bất ngờ".

Và Anna Fajkowski, một giám đốc bán hàng phải dành nhiều giờ đồng hồ tương tác với khách hàng cũng nhấn mạnh, cô không nghĩ mình trở nên quá "bán hàng" trong những cuộc trò chuyện với khách.

Quan tâm và cảm thông (đi kèm với việc tích cực lắng nghe) khách hàng là một nét tính cách đặc trưng của rất nhiều nhân viên hướng nội. Thay vì chăm chăm theo đuổi doanh số, những nhân việc này đặt mối quan tâm của khách hàng là vấn đề tiên quyết, hàng đầu trong mối quan hệ của mình.

Khả năng lắng nghe không chỉ ảnh hưởng đến kết quả làm việc, mà người hướng nội cũng xác định một cách rõ ràng được những gì mình cần làm để hoàn thành tốt công việc. Họ luôn biết cách giảm thiểu tối đa những áp lực mà vị trí công việc đang đè nặng.

 

Họ biết khi nào cần "sạc pin"

Trong hầu hết các nghiên cứu, bài viết về người hướng nội, nhóm người này được cho là luôn cần thời gian ở một mình.

Harrison khi nhớ lại những khó khăn mà tính cách gây ra trong công việc, chia sẻ: "Tôi vật vã trong những ngày phải nghe điện thoại với tần suất cao. Bởi nói chuyện và tương tác với người khác ở cường độ này luôn khiến tôi kiệt sức. Tôi thường cảm thấy mệt mỏi vào cuối ngày và chỉ muốn về nhà, sạc lại tinh thần, sức khỏe thay vì tham gia vào một hoạt động xã hội nào đó".

Fajkowski thì lại cảm thấy khó khăn trong việc "động não" khi trò chuyện trong một nhóm lớn. Cô thừa nhận mình cảm thấy suy sụp nếu không có để thời để nạp lại năng lượng một cách yên tĩnh.

Hope Bordeaux, trong một bài viết có tên: "Người hướng nội chốn công sở: Làm cách làm để làm việc tốt trong một thế giới của người hướng ngoại" đăng trên Muse đã giải thích tầm quan trọng của việc "sạc lại pin" đối với mỗi cá nhân.

Hope viết: "Đừng thúc ép bản thân quá mức chỉ vì bạn ngại phải nói không – Hãy chọn lựa để hạnh phúc hơn là cảm thấy không vui, quá tải hay thậm chí kiệt sức".

Chẳng có lý do nào bạn không cân nhắc một công việc nằm ngoài vùng an toàn của bạn miễn là nó phù hợp với mục đích và nhu cầu. Việc giới hạn cơ hội của bản thân chỉ vì bạn không phù hợp với một kiểu công việc nào đó (mà thường thì đây là một sự hiểu lầm tai hại) là rất đáng tiếc.

Lauren Roberts, một chuyên gia tuyển dụng đưa ra lời khuyên: "Tôi nghĩ vấn đề nằm ở việc sống đúng với bản thân, hiểu vùng an toàn của bản thân là gì và thành thật với bản thân về mức độ bạn muốn thoát ra khỏi nó".

Mặc dù những cuộc gọi lạnh lùng hay những cuộc gặp khách hàng có thể là một cơn ác mộng với bạn, nhưng qua thời gian và trải nghiệm, sự thoải mái sẽ dần được hình thành. Vì thế, thay vì lo lắng về vị trí công việc này liệu có quá "hướng ngoại" với bạn không, đầu tiên hãy luôn nhớ rằng vấn đề tiên quyết nằm ở việc bạn có thích nó không.


Đăng ký Email

Đăng ký để nhận được những ưu đãi khuyến mãi của chúng tôi

Tìm kiếm

Tin tức